Trước đây nhiều người vẫn thường nghĩ rằng rượu vang là một thứ đồ uống “sang chảnh” và chỉ dành cho “Tây”. Thế nhưng hiện nay sản phẩm này đang dần phổ biến tại thị trường Việt Nam với sự đa dạng về chủng loại và giá cả. Chính vì nhu cầu sử dụng rượu vang ngày càng cao trong các bữa tiệc quan trọng nên nhiều cửa hàng bán lẻ rượu vang đã ra đời. Thế nhưng kinh nghiệm kinh doanh rượu vang để thành công thì không phải ai cũng tường tận. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh của bạn trong lĩnh vực này.
Hiện tại, rượu vang đang được bày bán ở rất nhiều nơi tại các nhà hàng, siêu thị hay các cửa hàng chuyên bán rượu (389A Nguyễn Khang – Cầu Giấy). Một trong những kinh nghiệm kinh doanh rượu vang thành công là hiểu rõ thị trường mục tiêu về rưowu cũng như cách tiếp cận đến người tiêu dùng thông qua các web như www.ruoubianhapkhau.com.vn..
Theo thống kê của Hiệp hội Rượu bia và Nước giải khát Việt Nam tính đến năm 2016, trong nước có đến 15 doanh nghiệp đăng ký sản xuất và đóng chai rượu vang. Hầu hết sản lượng hàng trong nước đưa vào thị trường với sản lượng 12-13 triệu lít.
Bên cạnh đó, những sản phẩm rượu vang mang thương hiệu của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ hay Chile nhận được rất nhiều sự tin tưởng và lựa chọn của người tiêu dùng. Trong đó, rượu vang của Pháp vẫn luôn chiếm ưu thế nhất. Tốc độ gia tăng nhập khẩu rượu vang Pháp trung bình lên đến 15%/năm. Sau Pháp, vị trí thứ 2 chính là rượu vang Chile. Tính đến thời điểm hiện tại, ở Chile có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất rượu vang xuất khẩu sang Việt Nam.
Một trong những kinh nghiệm kinh doanh rượu vang lớn nhất của nhiều người đã từng “dấn thân” vào lĩnh vực kinh doanh này là giấy phép kinh doanh. Vốn dĩ kinh doanh rượu là một lĩnh vực rất khó để xin giấy phép. Việc bán lẻ rượu phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép công khai rõ ràng. Nó sẽ trở nên bất hợp pháp nếu bạn bán rượu phục vụ cho khách hàng dưới 18 tuổi.
Nếu cửa hàng bạn có phục vụ thêm thức ăn thì cần có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh từ cơ quan y tế. Ngoài ra bạn cần phải tuân thủ rất nhiều những quy định khác. Chỉ có đầy đủ giấy tờ hợp pháp mới có thể kinh doanh lâu dài được.
Bài toàn cân đối giữa chi phí bỏ ra và thu nhập nhận được chính là bài học kinh nghiệm kinh doanh rượu vang cơ bản bạn phải nắm vững. Khi bắt đầu sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh. Đó là tiền thuê mặt bằng, tiền xây dựng và thiết kế nội thất cửa hàng…Ngoài ra còn có cả chi phí để duy trì cửa hàng liên tục như lương nhân viên, tiền điện nước, an ninh…Bạn phải là một người lãnh đạo giỏi để thu hút khách thật nhiều. Có như thế chúng ta mới rút ngắn được thời gian thu hồi vốn. Đồng thời giúp mang lại lợi nhuận sớm nhất có thể.
Trong nghề kinh doanh rượu bạn cần nhất là mối quan hệ rộng. Nếu không bạn sẽ không tìm được nhà cung cấp phù hợp nhất. Vì vậy ngoài việc lui tới với những nhà cung cấp đã quen biết, bạn nên liên lạc và đến thăm những nhà cung cấp mới. Họ có thể hợp tác với mình trong tương lai. Với hệ thống nhà cung cấp đa dạng, bạn sẽ luôn ở thế chủ động. Bạn có cơ hội tìm được nhiều nguồn hàng mới với giá tối ưu hơn. Ngoài ra nhiều sản phẩm đa dạng từ nhiều nơi cũng là “chiêu” để thu hút khách hàng. Bạn nên nắm rõ tâm lý khách hàng. Họ muốn mình phải có thật nhiều sự lựa chọn trước khi ra quyết định mua một sản phẩm nào đó.
Nếu là một người chủ cửa hàng kinh doanh rượu, trước hết bạn hãy tạm chấp nhận gạt đi những chuyện cá nhân. Hãy tập trung nhiều thời gian cho cửa hàng để có một vị trí vững trên thương trường.
Như vậy kinh nghiệm kinh doanh rượu vang còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố từ thị trường, nhà cung cấp, sản phẩm, marketing quảng cáo và năng lực của người lãnh đạo.
Theo Camnang.online tổng hợp