Vang Nam Phi

Hiển thị 1–15 của 33 kết quả

Sản phẩm

1 2 3

Nam Phi là một trong những nước sản xuất rượu vang xuất chúng ở Nam Bán Cầu với hơn 300 năm lịch sử, nó được xem là cầu nối giữa Cựu Thế giới và Tân Thế giới. Phần lớn rượu vang Nam Phi sản xuất theo kỹ thuật Tân Thế giới nhưng lại mang phong cách của Cựu Thế giới.

Công nghiệp rượu vang Nam Phi phát triển ở Mũi Tây, với đồi núi, thung lũng, đồng cỏ đa dạng, cho phép sản xuất nhiều dòng vang phong cách khác nhau. Ngoài ra, rượu vang cũng được tìm thấy ở vùng Orange River phía Bắc có sa mạc Kalahari. Khí hậu Địa Trung Hải chịu ảnh hưởng lớn của biển Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Giống nho đặc trưng của Nam Phi là Pinotage, lai tạo giữa Pinot Noir và Cinsaut, hiếm thấy ở các quốc gia khác. Ngoài ra còn có các giống nho phổ biến khác như Shiraz, Cabernet Sauvignon và Merlot. Trong đó, Chenin Blanc là được trồng rộng rãi nhất, và Chardonnay và Sauvignon Blanc Nam Phi gần đây rất được yêu thích khắp thế giới.

Hệ thống Nguồn gốc rượu vang (SoO) ra đời năm 1972 công nhận và phân loại rượu vang Nam Phi theo nguồn gốc, vùng miền.

Rượu vang du nhập vào Nam Phi từ năm 1650 bởi thực dân Hà Lan, nhưng mãi đến năm 1680, ngành sản xuất rượu vang mới thực sự phát triển. Những vườn vang lâu đời nhất Nam Phi nằm ở Constantia, ngoài ra vùng Stellenbosch cũng là vùng tiên phong trong nền sản xuất rượu vang.

Năm 1860, rượu vang Nam Phi cũng chịu sự tàn phá của đại dịch phylloxera, khiến sản lượng vang Vin de Constance không còn. Suốt thế kỷ 20, Hiệp hội sản xuất rượu vang Nam Phi (KWV) đã hạn chế sản lượng vang khiến cải tiến hầu như là không thể và chất lượng bị xếp sau số lượng.

Rượu vang Nam Phi hầu như không được biết đến suốt giai đoạn này do lệnh cấm vận từ nạn phân biệt chủng tộc. Chính Tổng thống Nelson Mandela đã giúp cởi trói ngành rượu vang khi Rust en Vrede của Stellenbosch xuất hiện tại lễ trao giải Nobel Hòa bình 1993 tại Oslo, Na Uy.

Ngày nay, Nam Phi là quốc gia sản xuất rượu vang lớn thứ 9 thế giới với 100000 hecta nho và bắt đầu được thế giới ghi nhận.

XEM THÊM ▼