Những câu nói hay về kinh doanh

10

10

Câu nói “phi thương bất phú” khiến nhiều người mơ mộng ý tưởng kinh doanh và mong ngóng một ngày sẽ trở thành doanh nhân thành đạt. Thế nhưng, thương trường không phải là chốn cho những kẻ mộng mơ, sợ thất bại và thiếu quyết đoán.

  1. Chỉ biết mơ mộng, không bắt tay vào thực hiện

Tuýp người này thường tự gọi mình là con người có đầu óc, chỉ thích nói về tầm nhìn của bản thân. Chúng ta luôn có vô vàn sáng kiến hay ho, nhưng quan trọng nhất, khó khăn và thử thách nhất, đó chính là biến ước mơ thành một doanh nghiệp sinh lời.

  1. Không sẵn lòng hoặc không thể thực hiện những kỹ năng kinh doanh

Chốn thương trường thường truyền tai nhau rằng những kỹ năng kinh doanh có thể truyền đạt nhanh như khoa học tên lửa, chỉ cần tiếp thu, đúc rút trong lớp học hay phòng thí nghiệm. Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, sự phát triển vượt bậc của Internet tạo điều kiện dễ dàng cho bạn có thể tiếp cận kho kiến thức khổng lồ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Và bạn có muốn học hỏi để nâng tầm khả năng kinh doanh của mình hay không?

  1. Luôn lo sợ thất bại và xấu hổ

Mỗi người đều mang trong mình những nỗi sợ không tên. Một doanh nhân thành công là người vượt qua được sự sợ hãi của chính bản thân và coi thất bại là một phần trong bài học chinh phục thành công. Trong khi đó, một bộ phận khác lại không thể đứng dậy sau khi vấp ngã, họ luôn đề phòng, thậm chí né tránh tất cả mọi chi phí và không bao giờ bắt tay xây dựng công việc.

10

​Khi bạn bước vào lối sống của một doanh nhân, bạn phải duy trì tốc độ, luôn luôn suy nghĩ tích cực, lãnh đạo và dẫn đầu.

  1. Sự sợ hãi phi lí với thành công

Chúng ta đều chứng kiến nhiều người chạm đến mép của thành công, nhưng rồi lại tự bắn vào chân mình và thất bại ngay trước khi cán đích. Rõ ràng một khởi đầu hoàn hảo có thể giết chết một doanh nghiệp bởi sự chủ quan, tuy nhiên, một nhà lãnh đạo tài năng là người biết rút ra bài học từ thất bại.

  1. Quá cầu toàn, không quan tâm đến chủ nghĩa thực dụng

Nhiều nhà đầu tư tài năng từng cống hiến 20 năm cuộc đời để làm việc trong một doanh nghiệp về lĩnh vực công nghệ, họ muốn nghiên cứu thật nhiều để sản phẩm hoàn hảo trước khi tung ra thị trường. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển như vũ bão của thị trường ngày nay, hoàn hảo là khái niệm phù du và không thực tế, trong khi đó, chủ nghĩa thực dụng tạo ra sản phẩm khả thi tối thiểu.

  1. Không thể duy trì sự tập trung

“Tập trung” là chìa khóa thành công. Một doanh nghiệp ôm đồm quá nhiều lĩnh vực cho các thị trường có khả năng sẽ chả thu về được gì và mất đi những khách hàng tiềm năng. Tập trung có nghĩa là luôn nhìn thẳng về phía trước, phân biệt đâu là điều quan trọng, tổ chức hay giao phó đều phải hợp lý.

  1. Bào chữa thay cho giải trình và nhận trách nhiệm

Bào chữa là những nỗ lực để hợp lý hóa thất bại và biện minh cho việc không bao giờ bắt đầu. Một doanh nhân thực sự là người có thể chấp nhận thực tế việc “nhận trách nhiệm về mình”. Chúng ta luôn luôn có những sự lựa chọn thay thế và khả năng sáng tạo để vượt qua khó khăn.

  1. Thụ động, chuyên bới lông tim vết và dùng thủ đoạn

Tất cả những người thụ động, luôn chờ người khác ra lệnh hay chuyên bới lông tìm vết hoặc dùng thủ đoạn với người khác đều là sản phẩm của nền cách mạng công nghiệp. Khi bạn bước vào lối sống của một doanh nhân, bạn phải duy trì tốc độ, luôn luôn suy nghĩ tích cực, lãnh đạo và dẫn đầu.