Vodka theo tiếng Nga là водка còn tiếng Ba Lan là wódka. Đây là một loại đồ uống chưng cất được cấu tạo chủ yếu từ nước và ethanol, nhưng đôi khi có dấu vết tạp chất và hương liệu. Theo truyền thống, vodka được thực hiện thông qua việc chưng cất ngũ cốc hoặc khoai tây đã được lên men, mặc dù một số nhãn hiệu hiện đại, chẳng hạn như Ciroc, CooranBong và Bombora, sử dụng trái cây hoặc đường.
Vodka là một khoái lạc của cuộc sống, nếu như không uống nó quá đà. Vodka là bạn của đàn ông, hơn nữa còn thân đến mức suồng sã, không câu nệ, không đòi hỏi và cũng không phán xét. Để hiểu được vodka rất đơn giản. Không cần cầu kỳ quan sát từ bề ngoài cho tới bên trong. Hãy cứ lao vào, tợp một hớp thật mạnh để nghe nó kể câu chuyện giản dị, phóng đạt của mình.
Thành phần tạo nên vodka rất đơn giản và sẵn có: lúa mạch, ngô, củ cải đường, khoai tây, hoa quả thậm chí chỉ từ đường. Người Nga ưa chuộng và chủ yếu dùng các loại hạt lúa, trong khi người Ba Lan dùng nguyên liệu phong phú hơn.
Một chia sẻ ngoài lề nhưng không kém phần thú vị là, chai rượu đắt nhất thế giới không phải cognac hay whisky, mà là vodka. Vodka Russo-Baltique được làm từ vàng, bạc và có nắp nạm kim cương từng xuất hiện trong phim “House of Cards”. Mặt trước của chai rượu được trang trí bằng da và có một bản sao của tấm giảm nhiệt được sử dụng cho xe Russo-Baltique. Nắp chai có hình con đại bàng của Nga và lớp vỏ ngoài nạm kim cương. Chai rượu từng bị đánh cắp ở Đan Mạch bởi 1 kẻ cuồng vodka, phần chai rỗng được vứt lăn lóc ngoài đường sau khi rượu được thủ phạm “nốc” hết. Ai mà quan tâm đến với vỏ chai có giá trị 1,3 triệu USD cơ chứ? Ít nhất thì đối với 1 tín đồ vodka. Bạn sẽ tìm thấy những người cuồng vodka sùng đạo hơn bất kỳ giáo phái nào.
Như vậy, hẳn rượu vodka rất đắt ? Rượu vodka bao nhiêu tiền ? Bạn có thể yên tâm là với hương vị tuyệt vời như vậy, nhưng chúng lại có giá rất tương đối và phải chăng, phù hợp với tất cả mọi người. Điều lưu ý là chúng ta không nên quá chén để tránh những rắc rối có thể xảy ra.
Văn hóa vodka
Người Nga tin rằng, vodka ra đời ở nước họ. Vào năm 1540, Sa hoàng Ivan Hung Bạo đã áp đặt độc quyền vodka đầu tiên. Giấy phép chưng cất được phân phát cho các nhà quý tộc, còn lại những nơi chưng cất khác đều bị cấm. Việc sản xuất vodka trở thành 1 phần không thể thiếu của thần dân Nga. Các địa chủ quý tộc đặt lò chưng cất trên đất của họ và làm ra các loại vodka cao cấp thường được ướp với mùi hương. Họ duy trì lò chưng cất trong lâu đài của mình, với việc chưng cất cũng như tinh lọc được diễn ra hết sức cẩn thận và nhiều lần. Bởi với giới quý tộc thì thương hiệu vodka của mình đại diện cho lòng tự trọng của chính họ. Một mẻ vodka tồi có khiến danh tiếng của họ bị ảnh hưởng. Vào năm 1780, 1 nhà điều chế tại 1 trong các lò chưng cất ấy đã phát minh ra việc sử dụng than lọc để làm tinh khiết vodka.
Mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 18, rượu vodka vẫn có nồng độ thấp, chưa bao giờ vượt qua mức độ 40% độ cồn có trong rượu. Vodka lúc đó được bán trong các quán rượu và thường rất đắt. Cùng lúc đó, chữ vodka đã được sử dụng, nhưng được mô tả như 1 loại cồn thuốc, với độ cồn lên đến 75%, và được sản xuất cho mục đích sử dụng trong y học. Đầu thế kỷ 19, các loại bình chưng cất mới và các kỹ thuật sản xuất từ Tây Âu nhanh chóng được nhập và ứng dụng.
Chữ viết đầu tiên cho chữ vodka trong văn kiện chính thức của Nga vào thời hiện đại là từ sắc lệnh của Nữ Hoàng Elizabeth vào ngày 8 tháng 6/1751, nhằm đặt ra quy tắc về việc làm chủ các nhà máy chưng cất rượu Vodka. Thuế từ rượu vodka đã trở thành 1 phần chính trong ngân khố của Sa hoàng. Số tiền thuế rượu này rất lớn, lên đến 40% tiền thuế đóng của cả nước Nga. Vào thập niên 1860, do chính sách khuyến khích tiêu thụ rượu vodka do nhà nước sản xuất, rượu vodka đã trở thành thứ rượu mà mọi người Nga đều thích. Vào năm 1863, việc sản xuất độc quyền rượu vodka của chính quyền được bãi bỏ, và từ đó giá rượu vodka đã rớt xuống mạnh và tạo điều kiện cho ngay cả những người Nga nghèo khó cũng có khả năng mua được rượu vodka để uống. Vào năm 1911, rượu vodka chiếm khoảng 89% trong tất cả các loại rượu tiêu thụ ở Nga. Con số này bị chao đảo trong suốt thế kỷ thứ 20 nhưng vẫn giữ được mức cao nhất mọi thời đại. Và giảm xuống còn 70% vào năm 2001. Stolichnaya và Russian Standard là 2 trong số những loại rượu vodka nổi tiếng của Nga.
Một nửa những câu chuyện tiếu lâm về người Nga ít nhiều đều có quan hệ với thứ thức uống này. Ngày nay vodka vẫn là sợi dây liên kết giữa các lớp người trong xã hội Nga. Cả người lao động hay nhà doanh nghiệp, cả phụ nữ độc thân hay giới trẻ trong hộp đêm, tất cả họ, trong những giây phút vui sướng tột độ hay đau khổ tận cùng đều uống vodka.
Ngày nay trên thị trường Nga xuất hiện nhiều công ty sản xuất vodka hướng tới nhiều dạng người tiêu dùng khác nhau. Vodka cùng có 40 độ cồn và giống nhau về dáng vẻ bên ngoài của thứ chất lỏng không màu có mùi rượu nhưng rất khác nhau về chất lượng, khẩu vị và độ tinh khiết.
Ngày nay, vodka là chất dầu bôi trơn của người Nga. Đám tang, ngày hội dân gian và liên hoan, tất cả đều cần phải có nó. Người Nga thậm chí còn cho rằng tác dụng chữa bệnh của vodka vượt xa hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần của nước này. Người ta kể rằng mùa đông vừa qua, trong cái lạnh cắt da cắt thịt ở Moscow, một huấn luyện viên xiếc đã cho con voi của ông uống một xô vodka để ấm bụng, bởi trước đó nó đã phá hỏng 1 chiếc lò sưởi để sưởi ấm.
Tại Ba Lan, rượu vodka đã được sản xuất từ thời sơ khai Trung Cổ. Vào thời điểm đó, rượu gần như chỉ được sản xuất cho mục đích chữa bệnh hoặc làm giảm cơn đau. Stefan Falimierz đã viết vào trong công trình nghiên cứ về thảo mộc y học vào năm 1534 rằng rượu vodka có thể “làm gia tăng khả năng sinh sản và làm sống dậy lửa lòng”.
Vậy rượu vodka ngâm thuốc được không? Sự thật là vodka có thể kết hợp cùng các loại thuốc thảo dược để chế cồn thuốc. Vì Vodka có mùi vị nhẹ nên có thể đảm bảo không làm mất vị thảo mộc của các loại cồn thuốc. Cồn thuốc có thể được dùng để uống rị bệnh hoặc có thể được sử dụng như một thuốc gây tê nhẹ.
Vào khoảng năm 1400, rượu vodka đã trở thành một thứ rượu phổ biến ở Ba Lan. Trong quyển sách Wódka lub gorzała, do Jerzy Potański viết vào năm 1614 chứa đựng nhiều tin tức giá trị về việc sản xuất rượu vodka, đưa ra chi tiết các công thức để làm rượu vodka từ lúa mạch.
Một số rượu vodka pha có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước. Nổi danh nhất là loại rượu vodka Żubrówka, có vào khoảng thế kỷ thứ 16, Goldwasser, từ đầu thế kỷ thứ 17, và loại rượu vodka ủ Starka từ thế kỷ thứ 16. Vào giữa thế kỷ thứ 17, những nhân vật nổi tiếng được độc quyền sản xuất và bán rượu vodka trong lãnh địa của mình. Đặc quyền này là một nguồn lợi lớn cho các lãnh chúa. Một trong những nhà chưng cất rượu nổi danh trong giới quý tộc được thành lập bởi công chúa Lubomirska và được tiếp nối bởi cháu của bà, quận công Alfred Wojciech Potocki.
Viện bảo tàng rượu vodka, hiện giờ đang được đặt ở nhà chưng cất rượu của quận công Potocki có tài liệu gốc chứng minh được rằng lò chưng cất rượu này đã có từ năm 1784.
Việc sản xuất rượu vodka theo kiểu công nghiệp bắt đầu tại Ba Lan vào cuối thế kỷ thứ 16, khởi đầu tại Kraków, nơi rượu được xuất khẩu sang Silesia trước năm 1550. Người Silesia cũng mua rượu vodka từ Poznań, 1 thành phố mà vào năm 1580 đã có đến 498 lò chưng cất rượu. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, Gdańsk đã vượt qua mặt cả hai thành phố kể trên. Vào thế kỷ thứ 17 và 18, rượu vodka của Ba Lan đã được biết đến tại Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Nga, Đức, Áo, Hungary, Romani, Ukraine và các vùng biển Địa Trung Hải.
Các phương pháp sản xuất rượu vodka vào thời gian đầu rất thô sơ. Nước rượu có nồng độ cồn thấp, và việc chưng cất phải diễn ra nhiều lần (thường là 3 lần). Lần chưng cất đầu gọi là “brantówka“, lần thứ hai gọi là “szumówka“, và lần thứ ba gọi là “okowita”, thường chứa khoảng 70-80% nồng độ cồn trong rượu. Sau đó rượu được pha thêm nước vào để giảm còn 30-35% nồng độ cồn trong rượu hoặc mạnh hơn. Các phương pháp sản xuất được Jan Pawel Biretowski mô tả chính xác vào năm 1768 và Jan Chryzostom Simon dẫn chứng cụ thể vào năm 1774. Vào đầu thế kỷ thứ 19, khởi đầu cho việc sử dụng khoai tây vào việc làm rượu vodka và đây là một cuộc cách mạng trong việc làm rượu vodka Ba Lan.
Sau Thế Chiến thứ 2, tất cả mọi lò chưng cất rượu đều bị chính quyền Ba Lan quốc hữu hóa. Trong suốt thập niên 1980, rượu vodka vẫn còn đưọc bán ra theo khẩu phần tiêu chuẩn. Sau thắng lợi của phong trào Công Đoàn Đoàn Kết, mọi lò sản xuất rượu đều chuyển sang tư hữu hóa, và từ đó đã dẫn đến sự bùng nổ của nhiều loại rượu vodka Ba Lan.
Sản xuất vodka ở Thụy Điển có từ thế kỷ 15 và có nguồn gốc từ công nghiệp thuốc súng địa phương, nơi mà các loại rượu mạnh được sử dụng như 1 thành phần của thuốc súng cho súng hỏa mai. Khi các lò chưng cất được cấp giấy phép để sản xuất rượu, các nhà sản xuất thuốc súng được ưu tiên trước.
Chưng cất tại nhà đã tồn tại trong văn hóa Thụy Điển từ lâu. Vào năm 1830, có hơn 175.000 thùng chưng cất có đăng kỳ và ở trong nước chỉ có hơn 3000 người. Mặc dù truyền thống này ddax giảm bớt nhưng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Rượu vodka Thụy Điển được sản xuất theo độc quyền của Nhà nước về rượu vang và rượu mạnh.
Vodka được nhập khẩu vào Mỹ với số lượng lớn vào đầu thế kỷ 20. Thị trường chủ yếu là dân nhập cư từ Đông Âu. Sau khi rút bỏ luật cấm rượu vào năm 1933, công ty Heublein mua lại nhãn hiệu Sminoff Vodka từ những người di dân từ Nga sang để tung ra thị trường Mỹ. Ban đầu doanh số không được khả quan lắm, cho đến khi 1 nhân viên bán hàng ở tiểu bang Nam Carolina bắt đầu quảng cáo sản phẩm là whisky trắng Sminoff không mùi, không màu, không vị. Lượng hàng bán bắt đầu tăng lên và loại cocktail đầu tiên có pha vodka được yêu thích đầu tiên là sự kết hợp giữa vodka với ginger ale (1 loại nước giải khát có mùi gừng) gọi là Moscow Mule.
Ngày nay, vodka là loại rượu trắng phổ biến đầu tiên ở Mỹ, do 1 phần là tính dễ pha với nước giải khát và các chiến dịch quảng cáo thông minh từ các nhà sản xuất.
Rượu vodka có hạn sử dụng không? Một số người khi mua vodka lo ngại về hạn sử dụng của sản phẩm, nhưng bạn hãy yên tâm bởi vodka cũng giống như những đồ uống có cồn mạnh khác (whisky, rượu rum và rượu cognac), vodka không có ngày hết hạn nhưng điều quan trọng nên bảo quản vodka trong chai kín, ở những tối và mát mẻ. Việc rượu vodka để được bao lâu còn tùy thuộc vào cách bảo quản của người sử dụng nữa.
Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam rượu vodka rất được ưa chuộng, bởi giá thành rẻ, đem lại hương vị tuyệt hảo, cũng như độ cồn cao phù hợp với những người có tửu lượng mạnh.
Để phân biệt rượu vodka giả, thật, theo một số chuyên gia, dễ nhận thấy nhất là ngày sản xuất in trên nắp chai. Ở vodka thật, nét chữ nhỏ, rõ nét còn ở rượu giả thì nét chữ nhòe mờ.
Khi bóc nhãn mác của rượu vodka, rượu giả sẽ trơn tuột, dễ bóc, còn vodka thật sẽ để lại một lớp giấy bám chặt vào chai. Khi mở nắp chai, vodka thật dễ mở, rãnh đứt sắc nét, có tiếng tách rất gọn. Với vodka giả sẽ khó mở và dai hơn. Nếu như để ý kỹ phần nắp chai và đếm số rãnh đứt sẽ có 8 rãnh, còn rượu giả thì số rãnh không đều.
Về mùi vị, rượu vodka giả thường có mùi cồn hoặc là mùi của sơn móng tay (acetone) khá nặng. Thường thì màu nước rượu giả ít sóng sánh, nếu lắc nhiều sau đó sẽ phát hiện những hạt cặn li ti từ từ rơi xuống đáy chai.
Dùng thử một mẩu giấy ăn nhúng vào rượu sau đó dùng bật lửa đốt, nếu thấy cháy bùng lên như xăng và ngọn lửa có màu hồng đỏ tức là rượu bị pha rất nhiều cồn và tạp chất.